Ai Là Khán Thính Giả?

Đọc Thi Thiên 50:7-15.
“Ai dâng lời cảm tạ làm tế lễ, là tôn vinh Ta.” 
(Thi Thiên 50:23).

Trước đây tôi thường xem lễ nhóm thờ phượng trong nhà thờ như là thời gian giải trí. Đề cập những người như tôi, Sưren Kierkegaard nói, chúng ta có khuynh hướng xem nhà thờ như một loại rạp hát: Chúng ta ngồi ở hàng khán thính giả, chăm chú theo dõi diễn viên trên sân khấu. Nếu họ diễn hay, chúng ta tán thưởng tỏ lòng biết ơn. Thế nhưng, nhà thờ phải khác với rạp hát. Đức Chúa Trời chính là khán thính giả buổi thờ phượng của chúng ta.
            Điều quan trọng nhất, diễn ra trong lòng hội chúng không phải trên sân khấu. Rời khỏi lễ nhóm thờ phượng, chúng ta không tự hỏi: "Tôi học được gì?" mà phải hỏi là "Đức Chúa Trời có hài lòng với sự việc diễn ra không?"
            Đức Chúa Trời đã chú ý nêu rõ từng chi tiết của sinh tế của dân Y-sơ-ra-ên trong việc thờ phượng. Thế mà Ngài nói Ngài chẳng cần những con thú của họ: "Ta sẽ không bắt bò đực nơi nhà ngươi, cũng chẳng lấy dê đực trong bầy ngươi. Vì tất cả thú rừng đều thuộc về Ta, các bầy súc vật trên hàng nghìn đồi núi cũng vậy" (Thi Thiên 50:9-10). Điều Ngài muốn nơi họ là lời ngợi khen và lòng vâng phục (c.23).
            Khi tập chú vào hình thức thờ phượng bên ngoài, chúng ta cũng đánh mất trọng điểm: Chúa quan tâm của lễ từ tấm lòng, tức thái độ vâng phục và biết ơn bên trong. Mục tiêu của thờ phượng không gì khác hơn là để gặp gỡ và làm vui lòng Đức Chúa Trời. - Philip Yancey.

Sưu tầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét